Sự nghiệp Park Chung-hee

Tại Mãn Châu

Trong những năm từ 1940-1944, Park được đào tạo để trở thành một quân nhân. Với năng lực của mình, sau khi tốt nghiệp loại xuất sắc, ông trở thành trung úy phục vụ trong quân đội Hoàng gia Mãn Châu quốc cho tới khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.[5]

Quay trở lại Triều Tiên

Khi Nhật Bản đầu hàng đồng minh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Park rời bỏ quân ngũ. Ông quay trở lại quê hương mình Seonsan, sống tại đó trong vòng 1 năm sau chiến tranh và tham gia vào lực lượng cảnh sát Triều Tiên. Vào tháng 9 năm 1946, Park tham gia vào một chương trình huấn luyện bốn tháng tại Học viện Quân sự Triều Tiên và tốt nghiệp vào tháng 12 với quân hàm Đại úy. Park phục vụ cho quân đội trong vòng hơn một năm trước khi giải ngũ một lần nữa. Thời gian này được đánh giá là quãng thời gian u tối của ông.[6]

Khi cuộc chiến tranh giữa hai miền nam bắc bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên, Park Chung-hee lại gia nhập quân đội Hàn Quốc và trở thành một chuyên gia về hậu cần. Là một sĩ quan có khả năng nên ông được chọn đưa đi sang Hoa Kỳ để tham dự một khóa huấn luyện đặc biệt tại Fort Sill (Oklahoma). Khi chiến tranh kết thúc, Park Chung-hee đã mang quân hàm thiếu tướng.[7]

Khi làm Tổng thống

Ngày 16 tháng 5 năm 1961, Park Chung-hee thực hiện cuộc đảo chính để chấm dứt một nền dân chủ yếu kém và tham nhũng. Hai tháng sau, tại Đại học Quốc gia Seoul ông phát biểu:

Toàn bộ người dân Hàn Quốc phải thắt lưng buộc bụng trong vòng 5 năm, phải cắn răng vào mà làm việc nếu muốn được sống còn. Làm cách nào trong vòng 10 năm, chúng ta có thể tạo được một nền kinh tế đứng đầu ở Đông Á, và sau 20 năm, chúng ta trở thành Cường quốc trên thế giới. Chúng ta sẽ khiến cho thế giới phải ngưỡng mộ, phải nể phục, tôn trọng chúng ta. Hôm nay, còn có thể có một số đồng bào vẫn bất đồng ý kiến với tôi. Nhưng xin những đồng bào ấy hiểu rằng tổ quốc của chúng ta quan trọng hơn quyền lợi cá nhân. Tôi không muốn mị dân. Tôi sẽ cương quyết ban hành một chính sách khắc khổ. Tôi sẽ bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ 1 đồng. Tôi sẵn lòng chết cho lý tưởng mà mình đã đề ra.

Chính sách đối ngoại

Vào tháng 6 năm 1965, Ông đã ký một hiệp ước bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản, bao gồm thanh toán các khoản bồi thường và thực hiện các khoản vay mềm từ Nhật Bản, và dẫn đến tăng cường thương mại và đầu tư giữa Hàn QuốcNhật Bản. Vào tháng 7 năm 1966, Hàn QuốcHoa Kỳ đã ký Thỏa thuận về tình trạng lực lượng nhằm thiết lập mối quan hệ bình đẳng hơn giữa hai nước. Với sức mạnh kinh tế ngày càng tăng và sự bảo đảm an ninh của Hoa Kỳ, mối đe dọa của một cuộc xâm lược thông thường từ Bắc Triều Tiên dường như ngày càng xa vời. Sau đó, chiến tranh Việt Nam leo thang với việc triển khai lực lượng chiến đấu mặt đất vào tháng 3 năm 1965, Hàn Quốc đã gửi Sư đoàn Thủ đô và Lữ đoàn 2 Hải quân vào Nam Việt Nam vào tháng 9 năm 1965, tiếp theo là Sư đoàn Bạch Mã vào tháng 9 năm 1966. Trong suốt những năm 1960, Park đã có những bài phát biểu, trong đó ông đổ lỗi cho Liên minh Anh-NhậtĐế quốc Anh nói chung về việc Nhật Bản đã xâm lược Hàn Quốc.

Chiến tranh Việt Nam

Tổng thống Park Chung-Hee (thứ ba từ trái sang) tại Hội nghị SEATO năm 1966 diễn ra tại Philippines.

Theo yêu cầu của Hoa Kỳ, Park đã điều động hơn 300.000 lính Nam Hàn tham chiến tại Việt Nam, đây là số lượng lính tham chiến nhiều thứ hai tại Việt Nam, chỉ đứng sau Hoa Kỳ.[8] Lý do của việc tham chiến của quân đội Nam Hàn nhằm mục đích duy trì mối quan hệ đồng minh thân cận giữa Hàn QuốcMỹ, giúp Mỹ ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản theo học thuyết Domino tại Đông Á [9] và nâng cao vị thế của Hàn Quốc trên chính trường quốc tế. Tháng 1 năm 1965, khi đề xuất triển khai quân đội được Quốc hội thông qua với 106 phiếu thuận và 11 phiếu chống,[10] Park tuyên bố rằng "đây chính là thời điểm Hàn Quốc chuyển từ vị thế bị động sang vai trò chủ động đối với các vấn đề mang tính quốc tế".[11]

Bên cạnh những lý do chính trị, việc tham chiến của Hàn Quốc cũng được cho là xuất phát từ động cơ tài chính. Quân đội Hàn Quốc tham chiến ở Việt Nam sẽ được chi trả lương bổng bởi Chính quyền liên bang Hoa Kỳ, đồng thời Mỹ sẽ viện trợ kinh tế nhiều hơn cho họ. Tổng cộng Mỹ đã viện trợ hoặc cho Hàn Quốc khoảng 10 tỷ đô la Mĩ (tương đương 70 tỷ USD theo thời giá năm 2017) từ năm 1946 tới năm 1978. Trong đó nhiều nhất là trong giai đoạn 1965-1972, khi Hàn Quốc cử lính sang Việt Nam để đánh thuê cho Mỹ: chỉ riêng trong 8 năm này, Hàn Quốc nhận được 5 tỷ USD viện trợ của Mỹ (tương đương 35 tỷ USD theo thời giá 2017), nhiều gấp 3 lần mức viện trợ trong giai đoạn trước. Trong hai năm đầu (1965-1966), thu nhập từ việc đánh thuê cho Mỹ chiếm 40% thu nhập ngoại hối của Hàn Quốc. Một số học giả cho rằng số tiền có được từ cuộc chiến chiếm từ 7-8% GDP của Hàn Quốc trong những năm 1966-1969.[12] Số tiền đánh thuê được chuyển thẳng cho chính phủ Hàn Quốc dưới hình thức "bán công khai" như trợ cấp phát triển quốc phòng, hợp đồng dân sự, chuyển giao công nghệ và ưu đãi thị trường bởi các Tổng thống JohnsonNixon.[13]

Ước tính có hơn 5.000 binh lính Hàn Quốc đã chết và khoảng 11.000 lính khác bị thương tật nặng trong cuộc chiến này[14][15]. Đội quân này cũng gây ra một danh sách dài những tội ác chiến tranh, những vụ thảm sát thường dân Việt Nam và những người bị nghi ngờ là du kích, cán bộ Việt Cộng khi tham chiến và đã bỏ lại nơi đây hàng ngàn đứa con lai sau khi rời đi (Hàn Quốc thống kê lính của họ đã giết tổng cộng 41.000 người Việt Nam, phần lớn là thường dân).

Chính sách kinh tế

Xem thêm thông tin: Con hổ kinh tếKỳ tích sông Hán
Park cùng với Thủ tướng Willy BrandtTây Đức, năm 1964. Park Chung-hee tham quan cầu Cheonho, Seoul vào ngày 5 tháng 7 năm 1976.

Một trong những mục tiêu chính của Park là chấm dứt đói nghèo của Hàn Quốc, và đưa đất nước từ nền kinh tế thuộc thế giới thứ ba lên nền kinh tế thuộc thế giới thứ nhất thông qua các phương pháp chủ nghĩa nhà nước.[16] Sử dụng Liên Xô và các kế hoạch năm năm làm mô hình, Park đã đưa ra Kế hoạch 5 năm đầu tiên vào năm 1962 bằng cách tuyên bố thành phố Ulsan là một "khu vực phát triển công nghiệp đặc biệt".[17] Hyundai - một trong những Chaebol lớn đầu tiên của Hàn Quốc đã nhanh tay tận dụng vị thế đặc biệt của Ulsan để biến thành phố thành nơi đặt các nhà máy chính của mình.[17] Tại nông thôn, Park phát động Phong trào Nông thôn Mới nhằm thực thi các chính sách phát triển nông thôn. Phong trào này tập trung vào việc cải thiện các điều kiện sống cơ bản và môi trường bằng việc việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và gia tăng thu nhập cộng đồng với sự hỗ trợ của nhà nước cho các cộng đồng làng xã, các hợp tác xã[18].

Park được cho là đóng vai trò nòng cốt trong sự phát triển của Con Hổ kinh tế của Hàn Quốc bằng cách chuyển trọng tâm sang công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu. Khi ông lên nắm quyền vào năm 1961, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc chỉ ở mức hơn 80 đô la Mỹ. Bắc Triều Tiên khi đó có sức mạnh kinh tế và quân sự lớn hơn trên bán đảo do có lịch sử phát triển các ngành công nghiệp nặng của miền Bắc sớm hơn, tập trung vào một số lĩnh vực như sản xuất điệnhóa chất, đồng thời, miền Bắc cũng nhận được một lượng lớn viện trợ kinh tế, kỹ thuậttài chính nhận được từ các nước thuộc khối cộng sản khác, chẳng hạn như Liên Xô, Đông Đức, Đông ÂuTrung Quốc.

Một trong những cải cách của Park là cung cấp điện trong 24 giờ vào năm 1964, đây là một thay đổi lớn vì các nhà và doanh nghiệp trước đây được cung cấp điện trong vài giờ mỗi ngày.[17] Với Kế hoạch năm năm lần thứ hai vào năm 1967, Park đã thành lập Khu công nghiệp Kuro ở phía tây nam Seoul và thành lập Công ty Gang thép Pohang thuộc sở hữu nhà nước để cung cấp thép giá rẻ cho các Chaebol, những người đang thành lập các nhà máy ô tôđóng tàu đầu tiên ở Hàn Quốc.[17] Phản ánh khuynh hướng chủ nghĩa nhà nước của mình, chính quyền Park đã thưởng cho những Chaebol đạt được thành công trong mục tiêu của họ theo Kế hoạch 5 năm với các khoản vay đi kèm các điều khoản dễ trả, cắt giảm thuế, cấp phép đồng thời đơn giản hóa các thủ tục để Chaebol được nhận trợ cấp dễ dàng.[19]

Từ cuối những năm 1960 trở đi, người Hàn Quốc đã nói về bản chất "Bạch tuộc" của các Chaebol khi họ bắt đầu vươn các "xúc tu" của mình sang tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.[19] Một số Chaebol thành công như Lucky Goldstar (LG) và Samsung đã học theo mô hình của các Zaibatsu Nhật Bản trong khi những người khác như Hyundai thì được thành lập ngay sau khi kết thúc sự cai trị của người Nhật; tất cả về sau đều trở thành các công ty, tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng, tầm cỡ thế giới.[19] Ví dụ như Hyundai, khởi đầu là một công ty vận tải chuyển hàng cho Quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Triều Tiên, đã thống trị ngành xây dựng Hàn Quốc vào những năm 1960, và vào năm 1967, đã mở cửa nhà máy sản xuất ô tô đầu tiên, lắp rápchế tạo ô tô theo đơn đặt hàng cho hãng xe hơi Mỹ - Ford đồng thời bắt đầu tự nội địa hóa chuỗi cung ứng để có thể tự phát triển, sản xuất các mẫu xe hơi của riêng mình dưới sự trợ giúp đắc lực của chính phủ và sự chuyển giao công nghệ, thiết kế đến từ chính Ford và các hãng xe hơi hàng đầu Nhật Bản như Toyota, Honda, Mitsubishi hay Nissan.[19] Đến năm 1970, Hyundai tiếp tục hoàn thành việc xây dựng đường cao tốc Gyeongbu nối Seoul với Pusan[20], trở thành một trong những đường cao tốc bận rộn nhất của Hàn Quốc, và vào năm 1975 đã sản xuất thành công Hyundai Pony, chiếc xe hơi đầu tiên được thiết kế và lắp ráp hoàn toàn bởi các kỹ sư của chính hãng này, trở thành chiếc xe nội địa hóa 100% đầu tiên của người Hàn.[19] Bên cạnh việc sản xuất ô tô và xây dựng, Hyundai còn chuyển sang đóng tàu, xi măng, hóa chất và điện tử, và cuối cùng thì trở thành một trong những các tập đoàn đa ngành lớn nhất trên thế giới hiện nay.[21]

Một dấu hiệu khác cho thấy sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc là vào năm 1969, có 200.000 máy truyền hình đang hoạt động ở Hàn Quốc và đến năm 1979 thì đã có sáu triệu máy truyền hình hoạt động ở nước này.[21] Năm 1969, chỉ có 6% hộ gia đình Hàn Quốc sở hữu một chiếc TV; thì vào năm 1979, bốn trong số năm gia đình Hàn Quốc sở hữu một chiếc TV.[21] Tuy nhiên, tất cả các truyền hình ở Hàn Quốc đều có màu đen và trắng, và truyền hình màu không đến Hàn Quốc cho đến năm 1984.[22] Phản ánh sự phát triển của quyền sở hữu TV, Hệ thống phát thanh truyền hình nhà nước (KBS) thuộc sở hữu nhà nước bắt đầu sản xuất nhiều chương trình hơn, trong khi tập đoàn khu vực tư nhân MBC bắt đầu hoạt động vào năm 1969.[23] Trong thời đại Yusin, các sản phẩm truyền hình đã bị kiểm duyệt nghiêm ngặt với những yêu cầu, quy định, điều lệ khắt khe, ví dụ: những người đàn ông có mái tóc dài bị cấm xuất hiện trên TV, nhưng, những tác phẩm nghệ thuật phá cách như vở Opera xà phòng - đã trở thành một hiện tượng văn hóa trong những năm 1970, trở nên cực kỳ phổ biến.[22]

Ngành công nghiệp Hàn Quốc đã chứng kiến ​​sự phát triển vượt trội dưới sự lãnh đạo của Park, hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp trong việc mở rộng xuất khẩu của Hàn Quốc đã giúp dẫn đến sự tăng trưởng của một số công ty Hàn Quốc thành các tập đoàn khổng lồ của Hàn Quốc ngày nay - các Chaebol. Park cũng tạo ra các cơ quan phát triển kinh tế:

  • Ban kế hoạch kinh tế (EPB)
  • Bộ Thương mại và Công nghiệp (MTI)
  • Bộ Tài chính (MoF)[24]

Sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc tiếp tục với cái giá là sự hy sinh lớn cho tầng lớp lao động: chính phủ không công nhận mức lương tối thiểu hoặc quy định ngày nghỉ hàng tuần, áp đặt thời gian làm việc tự do vì lợi ích của họ và thời gian làm việc luôn luôn là 12 tới 14 giờ một ngày. Ngoài ra, công đoàn và hành động lao động tập thể đều bị cấm.[25] Quyền của người lao động bị hạn chế tối đa vì từ năm 1962, chính sách toàn quốc thắt lưng buộc bụng được áp dụng từ Tổng thống đến dân chúng. Người dân làm việc nặng nhọc và triền miên, nhưng sống rất kham khổ. Hàng tuần mỗi người dân đều phải nhịn ăn một bữa, không hút thuốc lá ngoại nhập, không uống cà phê. Thời gian lao động kéo dài đến 12-14 tiếng mỗi ngày. Điều kiện lao động kém, tiền lương rất thấp. Những phản kháng tự phát của công nhân, nông dân hoặc của dân nghèo thành thị đòi hỏi cải thiện điều kiện sống đều bị chính quyền Park Chung Hee đàn áp không thương tiếc. Như Michael Schuman, một nhà báo nổi tiếng chuyên về kinh tế của tờ Time (Mỹ) về sau nhận định: “Chế độ Park Chung Hee đã thực hiện quyền kiểm soát nhà nước đối với nền kinh tế một cách tàn bạo vượt xa cả con quỷ Sahashi”.[26]

Một số nhà phân tích cho rằng Park Chung Hee có những chính sách rất giống với Stalin, như việc kế hoạch hóa nền kinh tế, thanh lọc mạnh tay tham nhũng, hạn chế chi tiêu để tiết kiệm vốn cho việc xây dựng các nhà máy quy mô lớn, phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các ngành công nghiệp quan trọng như luyện kim, cơ khí, hóa chất, đóng tàu... phát triển; cùng với việc xây dựng các hợp tác xã tại nông thôn để thực hiện những chính sách phát triển nông thôn và loại trừ ảnh hưởng của phe đối lập cũng như tạo ra lực lượng quần chúng ủng hộ Park[27][28].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Park Chung-hee http://www.historyandtheheadlines.abc-clio.com/Con... http://asianhistory.about.com/od/southkorea/p/Park... http://www.allacademic.com/meta/p_mla_apa_research... http://www.country-data.com/cgi-bin/query/r-12321.... http://www.time.com/time/printout/0,8816,912510,00... http://www.sjsu.edu/faculty/watkins/park.htm http://news.kmib.co.kr/article/view.asp?arcid=0923... http://www.koreatimes.co.kr/www/opinion/2018/12/35... http://www.theasa.net http://en.asaninst.org/contents/issue-brief-no-53-...